Tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ

28/11/2023

 

          Tham dự buổi tấp huấn có đồng chí Đỗ Hữu Phương Phó Chánh văn phòng, Phó Trưởng ban chỉ huy PCCC, cứu nạn cứu hộ; đồng chí Phạm Minh Quân đội trưởng đội PCCC cơ sở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Đại úy Nguyễn Duy Đoàn cán bộ phụ trách đội cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ công an quận Ba Đình; thiếu tá Nguyễn Văn Cần giảng viên trường Đại học PCCC; Về phía Viện có PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Lê Viện trưởng, Bí thư chi bộ Viện Nghiên cứu Con người; TS. Đào Thị Minh Hương Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Con người; TS. Đặng Thị Phượng Phó Viện trưởng phụ trách, Bí thư chi bộ, Trưởng ban PCCC, cứu nạn cứu hộ Viện Ngôn Ngữ học và toàn thể viên chức và người lao động của hai Viện.

 

Toàn cảnh buổi tập huấn

 

Hội nghị đã nghe thiếu tá Nguyễn Văn Cần giảng viên trường Đại học PCCC chia sẻ các nội dung liên quan công tác phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn. Diễn giả giới thiệu về tình hình chung, phân tích một số vụ cháy diễn ra gần đây để minh họa làm rõ về các nguyên nhân xảy ra cháy, trong đó việc sử dụng điện quá tải là nguyên nhân hàng đầu. Nguyên nhân chính thứ hai dẫn đến nguy cơ cháy là do những sơ xuất, bất cẩn trong việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, đốt rác, hút thuốc, than tổ ong, đốt vàng mã, sử dụng nến, cồn hoặc hàn xì, cắt kim loại v.v…

 

Thiếu tá Nguyễn Văn Cần giảng viên trường Đại học PCCC chia sẻ kiến thức PCCC, cứu nạn cứu hộ

 

Diễn giả cũng phân tích về điều kiện an toàn và giải pháp về PCCC đối với cơ sở. Điều kiện an toàn về PCCC đối với cơ sở được quy định cụ thể tại điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Trong buổi tập huấn giảng viên cũng đã nói các bước xử lý khi có cháy, hướng dẫn xử lý một số tình huống với trụ sở, tòa nhà cao tầng, đồng thời khuyến nghị mỗi gia đình cần trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy như bình chữa cháy, mặt nạ phòng độc và trang bị kiến thức cũng như một số kĩ thuật xử lý khi tình huống cháy xảy ra, đặc biệt kĩ thuật xử lý khi đám cháy có thể được kiểm soát, xử lý tức thời. Chữa cháy là trách nhiệm của tất cả mọi người, không phải của riêng ai, do đó mỗi người cần nắm vững những quy định về đảm bảo phòng cháy chữa cháy. Khi xảy ra cháy, cần báo cháy, cúp cầu dao diện, sử dụng phương tiện tại chỗ để dập cháy (như bình chưa cháy, nước, cát, chăn,…), gọi đội chữa cháy chuyên nghiệp theo số điện thoại 114. Trường hợp khó kiểm soát được đám cháy, cần bình tĩnh để lựa chọn các con đường thoát nạn ngắn nhất và nhanh nhất để nhanh chóng ra ngoài, cần bảo vệ cơ quan hô hấp: miệng, mũi không hít các khói khí độc tại hiện trường v.v…

Sau khi nghe giảng viên nói về tình hình cháy hỏa hoạn trong thời gian vừa qua và các biện pháp để phòng cháy nổ toàn thể viên chức, người lao động Viện Nghiên cứu Con người và viện Ngôn Ngữ học thực hiện tiếp nội dung thực hành phòng chống cháy nổ tại trụ sở làm việc của cả hai viện.

Đặng Thị Quỳnh Anh