Giới thiệu bài: Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở những quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á / Phạm Thành Nghị// Tạp chí Nghiên cứu Con người._Số 2, 2009 (26/12/2012)

Tác giả tập trung giới thiệu và khai thác những kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore và Đài Loan. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về vấn đề này.

Giới thiệu bài: Vấn đề con người trong di chúc của Bác Hồ/ Bùi Đình Phong// Tạp chí Nghiên cứu Con người._Số 2, 2009 (26/12/2012)

Bài viết trình bày một số vấn đề về Con người trong di chúc của Bác Hồ

Giới thiệu bài: Văn hóa học đường: Khái niệm và việc xây dựng thông qua giáo dục giá trị/ Phạm Minh Hạc// Tạp chí Nghiên cứu Con người._ Số 2, 2009 (26/12/2012)

Bài viết cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về văn hóa học đường,  tình hình văn hóa trong nhà trường Việt Nam và một vài suy nghĩ theo hướng tăng cường giáo dục giá trị - một con đường xây dựng văn hóa học đường bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.

Giới thiệu bài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường đến các quyền con người ở Việt Nam hiện nay / Cao Đức Thái, Trần Thị Hồng Hạnh// Tạp chí Nghiên cứu Con người._Số 1, 2009 (26/12/2012)

Bài viết tập trung phân tích tình trạng suy thoái môi trường, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở Việt Nam qua nguồn nước, không khí, đất bị ô nhiễm và mất đa dạng sinh học, và làm rõ mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường đối với quyền con người.

Giới thiệu bài: Thử tìm hiểu ý kiến các đôi vợ chồng trẻ nên sống chung với cha mẹ hay sống riêng sau khi kết hôn / Lê Thi// Tạp chí Nghiên cứu Con người._ Số 1, 2009 (26/12/2012)

Nội dung bài viết là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài “Tìm hiểu những quan niệm, nhận thức về hôn nhân, gia đình của các thế hệ Việt Nam hiện nay” nhằm tìm hiểu vấn đề cư trú sau hôn nhân của các đôi vợ chồng trẻ.

Giới thiệu bài: Chân, Thiện, Mỹ - ba giá trị phổ quát nhất/ Phạm Minh Hạc// Tạp chí Nghiên cứu Con người._Số 1, 2009. (26/12/2012)

Bài viết đề cập đến một số luận điểm khuôn lại trong hệ thống các bài giới thiệu khoa học về giá trị, góp phần khẳng định “chân, thiện, mỹ” là ba giá trị không thể thiếu được trong hệ giá trị của mỗi người cũng như của quốc gia - dân tộc, đồng thời là ba giá trị phổ quát của toàn nhân loại.

Giới thiệu bài: Truyền thông thị giác dưới sự quy chiếu của lý thuyết đóng khung/ Nguyễn Thu Giang// Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 6, 2011. (17/09/2012)

Bài viết đề xuất một trong rất nhiều cách khác nhau để phân tích truyền thông thị giác qua việc áp dụng lý thuyết đóng khung (framing theory), với việc tham chiếu tới các đặc thù cụ thể của hình ảnh.

Giới thiệu bài: Khảo sát bước đầu về thực hiện công tác nhân tài tại một số địa phương và tổ chức ở nước ta/ Đỗ Minh Cương// Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 6, 2011. (17/09/2012)

Bài viết được đúc rút từ kết quả khảo sát thực tế của đề tài độc lập cấp Nhà nước: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của chiến lược quốc gia về nhân tài trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” tại 6 tỉnh: miền Trung (Đà Nẵng, Bình Định), Tây Nguyên (Gia Lai) và Nam Bộ (Bình Dương, Cần Thơ, Tp. Hồ Chí Minh) vào tháng 7 và tháng 9 năm 2010.

Giới thiệu bài: Quyền xã hội dưới góc nhìn lịch sử hình thành và phát triển nhân quyền/ Huỳnh Thị Sương Mai// Tạp chí Nghiên cứu Con người, Số 6, 2011. (17/09/2012)

Bài viết điểm lại quá trình phát triển quyền con người từ góc độ hình thành quyền xã hội, nhằm góp thêm một tiếng nói vào quá trình nhận thức sâu sắc hơn về quyền con người nói chung và quyền xã hội nói riêng - một phạm trù không hẳn đã rõ ràng và dễ hiểu đối với chúng ta.

Giới thiệu bài: Biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới/ Nguyễn Đình Tấn, Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 6, 2011. (17/09/2012)

Nhằm soi sáng cho vấn đề chính yếu là biến đổi CCXH ở nước ta trong 25 qua, tác giả bài viết đã đưa ra một số vấn đề lý luận về CCXH và biến đổi CCXH, quan hệ giữa biến đổi CCXH với biến đổi cơ cấu kinh tế nói riêng, với biến đổi xã hội nói chung.

Các tin cũ hơn.............................