Trong khuôn khổ dự án này, Viện Nghiên cứu Con người phối hợp với Viện Địa lí nhân văn và Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh đã nhận được tài trợ từ SEI để thực hiện nghiên cứu “Tác động giao thoa của ô nhiễm không khí đối với thế giới việc làm của các nhóm lao động phi chính thức tại các làng nghề ở Hà Nội, Việt Nam”.
Dự án được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 6 năm 2022 với các mục tiêu chính:
i) Tìm hiểu các tác động giao thoa của ô nhiễm không khí đối với thế giới việc làm của các nhóm lao động phi chính thức tại các làng nghề ở Hà Nội (Việt Nam);
(ii) Phân tích các nguyên nhân mang tính cấu trúc khiến các nhóm lao động khác nhau chịu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tại các làng nghề sản xuất nhang, tái chế nhựa và sơn mài;
(iii) Xem xét các tác động khác nhau của ô nhiễm không khí đối với lao động phi chính thức. Đặc biệt, nghiên cứu tập trung vào sự giao thoa giữa các yếu tố về giới và thanh niên liên quan đến ô nhiễm không khí do tính chất công việc của họ ở các làng nghề.
Nghiên cứu này sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu định tính để thu thập dữ liệu bao gồm phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, quan sát, viết nhật ký lao động, các câu chuyện qua hình ảnh…
Các kết quả của dự án (báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu, tóm tắt chính sách, sách ảnh) sẽ được chia sẻ đến các bên liên quan khác nhau thông qua các hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu, hội thảo bàn tròn chính sách nhằm: (i) tăng cường hiểu biết của các bên liên quan về tính dễ bị tổn thương của các nhóm lao động phi chính thức liên quan đến ô nhiễm không khí; những cách mà các bên liên quan khác nhau có thể làm để giảm thiểu ô nhiễm không khí và cải thiện công việc thỏa đáng và dễ tiếp cận cho những người lao động phi chính thức, đặc biệt là cho phụ nữ và thanh niên; (ii) trao quyền cho các nhóm lao động dễ bị tổn thương bằng cách cung cấp cho họ một nền tảng để chia sẻ tiếng nói và câu chuyện cá nhân của họ về ô nhiễm không khí gắn với thế giới việc làm của họ, giúp họ tham gia có lợi với các giải pháp carbon thấp để phát triển công việc của họ; và (iii) Cung cấp các bằng chứng khoa học để vận động và khuyến khích các can thiệp và chính sách hỗ trợ người lao động phi chính thức tiếp cận với công việc phù hợp, đáp ứng nhu cầu và năng lực của họ trong bối cảnh chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.
Introduction of the research project: “Intersectional impacts of air pollution on the world of work of informal labour groups in craft villages in Hanoi, Vietnam”
The Stockholm Environment Institute (SEI), with funding from the International Development Research Centre (IDRC), in collaboration with the International Labour Organization (ILO), and in the context of the UN Global Initiative on Decent Jobs for Youth, is conducting research on The impact of air pollution on the world of work for women and youth in East and South East Asia. The project seeks to understand the differentiated impacts of air pollution on those within the world of work in Southeast Asia and to identify recommendations on how to reduce air pollution and improve the quality and quantity of employment in a context of just transitions towards a low carbon economy.
Within the framework of this project, the Institute of Human Studies, in collaboration with the Institute of Human Geography and the Green Innovation and Development Centre received funding from SEI to carry out the research " Intersectional impacts of air pollution on the world of work of informal labour groups in craft villages in Hanoi, Vietnam”.
The project is implemented in the period from November 2021 to June 2022 with the main objectives:
i) Understanding the intersectional impacts of air pollution on the world of work of informal labor groups in craft villages in Hanoi (Vietnam);
(ii) Analyzing the structural causes that make different groups of workers affected by air pollution in the craft villages of incense production, plastic recycling and lacquerware;
(iii) investigate the gender and youth related issues associated with air pollution due to working in informal sectors in the craft villages
This study uses mainly qualitative research methods, including in-depth interviews, group discussions, observations, work diaries and photovoice. Research report, policy brief and photovoice books will be shared with different stakeholders through workshop with different stakeholders and policy roundtable. Main results of the project will be (i) Increasing the Stakeholders’ understanding about the vulnerabilities of informal labour groups in relation to air pollution; the ways that different stakeholders can do to reduce air pollution and improve decent and accessible work for informal workers, especially for women and youth (ii) Empowering vulnerable labour groups by providing them a platform to share their voices and personal narratives regarding air pollution associated with their world of work, which help them beneficially engage with low carbon solutions for their work development (iii) Evidence-based Advocacy: project results will successfully lead to policy improvements, low-carbon solutions for their work.
Lê Thị Đan Dung