Hoạt động đào tạo sau đại học

08/09/2012

 

 

Một trong những đóng góp quan trọng của Viện Khoa học xã hội Việt Nam trong hơn 50 năm xây dựng và phát triển là đã góp phần quan trọng vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học xã hội và nhân văn có trình độ cao cho cả nước. Tính đến tháng 12 năm 2009, Viện Khoa học xã hội Việt Nam có hệ thống gồm 17 cơ sở đào tạo sau đại học thuộc 17 Viện nghiên cứu chuyên ngành đào tạo về các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có 6 cơ sở đào tạo cả hai cấp độ tiến sĩ và thạc sĩ, đã đào tạo được trên 1800 tiến sỹ và thạc sỹ về khoa học xã hội và hiện đang đào tạo 1300 tiến sỹ và thạc sỹ trong đó có 739 tiến sỹ và 561 thạc sỹ.

Ngày 10/01/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 35/QĐ-TTg về việc thành lập Học viện Khoa học xã hội  thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Việc thành lập Học viện Khoa học xã hội nhằm thống nhất và đồng bộ hóa công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

 Đội ngũ giảng viên là các cán bộ nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn có trình độ chuyên sâu và giàu kinh nghiệm nên thuận lợi trong việc truyền thụ kiến thức, phương pháp nghiên cứu đồng thời gợi mở cho nghiên cứu sinh và học viên cao học những ý tưởng khoa học mới, những định hướng nghiên cứu mới, trực tiếp đưa kết quả nghiên cứu từ các công trình khoa học vào bài giảng. Vì vậy, chất lượng đào tạo sau đại học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam được đánh giá cao. Viện Khoa học xã hội Việt Nam là một địa chỉ tin cậy, quy tụ được đông đảo các nhà khoa học của các Viện nghiên cứu, các trường đại học, các học viện và các cơ sở nghiên cứu của các cơ quan Đảng và Nhà nước cùng tham gia giảng dạy. Sự phối hợp này không những tạo nên một lực lượng giảng viên đủ về số lượng, tốt về chất lượng, mà còn tạo ra khả năng thực hiện việc liên kết nghiên cứu - đào tạo, áp dụng có hiệu quả phương pháp nghiên cứu liên ngành, thực hiện hiệu quả việc kết hợp đào tạo giữa các viện nghiên cứu với các trường đại học theo quy định của Luật Giáo dục.

 Hoạt động đào tạo sau đại học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam đang được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, trong đó chú trọng đến đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học trẻ trình độ cao của Viện Khoa học xã hội Việt Nam nhằm đáp ứng được các yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển nền kinh tế tri thức.

 

Danh sách các cơ s đào tạo sau đại học của Viện Khoa học xã hội Việt Nam trước khi Học viện Khoa học xã hội được thành lập:

 *6 cơ sở  đào tạo cả 2 cấp tiến sĩ và thạc sĩ:

- Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ

- Viện Nghiên cứu Hán Nôm

- Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật

- Viện Nghiên cứu Văn hóa

- Việt Triết học

- Viện Xã hội học

 

*11 cơ sở đào tạo cấp tiến sĩ:

     - Viện Dân tộc học,

- Viện Khảo cổ học,

- Viện Kinh tế Việt Nam,

- Viện Kinh tế và Chính trị thế giới,

- Viện Ngôn ngữ học,

- Viện Nghiên cứu Con người,

- Viện Nghiên cứu Đông Nam Á,

- Viện Nghiên cứu Tôn giáo,

- Viện Sử học,

- Viện Tâm lý học,

- Viện Văn học.

 

Nguồn : Ban Tổ chức cán bộ

Viện KHXH Việt Nam

Admin: Mr. Nam st