Hội nghị tập huấn phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ

18/10/2022

Tham dự buổi tấp huấn có đồng chí Đỗ Hữu Phương - Phó Chánh văn phòng, Trưởng ban Phòng cháy chữa cháy (PCCC), cứu nạn cứu hộ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Đại úy, giảng viên Phạm Văn Huynh - Khoa Cứu nạn cứu hộ, Đại học PCCC; PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Lê Viện trưởng Viện Nghiên cứu Con người; TS. Nguyễn Đình Tuấn Phó Viện trưởng, Trưởng ban PCCC, cứu nạn cứu hộ Viện Nghiên cứu Con người; TS. Đặng Minh Phượng Phó Viện trưởng, Trưởng ban PCCC, cứu nạn cứu hộ Viện Ngôn Ngữ học và toàn thể viên chức và người lao động của hai Viện tham gia tập huấn.

 

Toàn cảnh buổi tập huấn lý thuyết

 

Hội nghị đã được nghe về thực trạng các vụ cháy nổ gần đây, trong đó nhấn mạnh, các vụ cháy gia tăng cả về số lượng và thương vong. Trong các nguyên nhân gây ra cháy thì nguyên nhân chủ yếu là do chập điện (năm 2019 có khoảng 67,3 % , năm 2020 khoảng 50,4 %, năm 2021 có khoảng 66.75 %). Ngoài ra, cháy còn do xơ xuất bất cẩn như sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, đốt rác, hút thuốc, than tổ ong, đốt vàng mã, nến, cồn, hàn cắt kim loại…v.v.

 

Đại úy Phạm Văn Huynh -  Đại học PCCC tập huấn lý thuyết

 

Giảng viên cũng chỉ ra các biện pháp và giải pháp sử dụng điện an toàn. Bao gồm: thứ nhất, quản lý tốt và sử dụng nguồn điện (Sử dụng thiết bị điện đúng tiêu chuẩn, thiết kế; Dây dẫn có tiết điện đủ lớn, có cách điện tốt; Sử dụng thiết bị điện (phụ tải) có thông số phù hợp với mạng điện; Không sử dụng thêm thiết bị (phụ tải) ngoài thết kế)…; Thứ hai, Cần nâng cao ý thức và nhận thức người dân lấy tuyên truyền, nâng cao nhận thức làm gốc, tuyên truyền có thể qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo hình, báo tiếng, hệ thống truyền thanh cơ sở, từ đó, giúp nắm vững các bước xử lý khi có cháy xảy ra. Thứ 3, khi xảy cháy cần thực hiện đúng các bước xử lý để đảm bảo dập cháy nhanh nhất, thoát khỏi đám cháy an toàn và nhanh nhất. Ngoài ra, còn cần thực hiện đồng  bộ các biện pháp khác như thường xuyên kiểm tra các phương tiện PCCC, đảm bảo các thiết bị PCCC hoạt động tốt khi xảy cháy…

Giảng viên cũng nhắc nhở toàn thể lớp tập huấn, điều quan trọng khi xảy ra cháy là mỗi người cần bình tĩnh để xác định cách thoát nạn đúng, lựa chọn các con đường thoát nạn ngắn nhất và nhanh nhất để nhanh chóng ra ngoài, chú trọng cần bảo vệ cơ quan hô hấp: miệng, mũi không hít các khói khí độc tại hiện trường.

Sau phần tập huấn về lý thuyết, toàn thể viên chức, người lao động Viện Nghiên cứu Con người và viện Ngôn Ngữ học đã tiến hành kiểm tra các phương tiện PCCC, thực hành phòng chống cháy nổ.

 

Thực hành chữa cháy

 

Buổi tập huấn đã cung cấp các thông tin hữu ích, hướng dẫn các động tác khi xảy cháy, các quan sát hàng ngày để chú ý phòng ngừa cháy nổ… đã góp phần vừa nâng cao ý thức, nhận thức về công tác phòng chống cháy nổ, vừa nâng cao kĩ năng phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn của mỗi người lao động tại hai đơn vị.

Đặng Thị Quỳnh Anh

 

 

 

The older news.............................