MỘT SỐ CÁCH THỨC ĐO LƯỜNG AN NINH CON NGƯỜI
Hiện nay trên thế giới có nhiều cách thức đo lường an ninh con người được đưa ra bởi một số tổ chức và cá nhân, tuy nhiên, bài viết này sẽ tập trung vào giới thiệu 07 cách đo lường phổ biến, gồm có: (1) đo lường an ninh con người dựa trên chỉ số nghèo đói tổng hợp do Gary King và Christopher Murray đề xuất (Gary King 2000); (2) chỉ số an ninh con người (HSI) của tác giả Bajpai Kanti (Bajpai 2000); (3) chỉ số mất an ninh con người (IHI) được nhóm các tác giả thuộc tổ chức Biến đổi môi trường toàn cầu và dự án an ninh con người (GECHS) thực hiện, đứng đầu là Steve Lonergan (Lonergan 2009); (4) bản đồ an ninh con người là cách thức đo lường được đề xuất bởi Taylor Owen (Owen 2008); (5) chỉ số an ninh con người phiên bản 1 (HSI version 1) (A.Hastings 2009)và (6) chỉ số an ninh con người phiên bản 2 (HSI version 2) (A.Hastings 2010)đều được David A.Hasting thiết lập và tính toán, (7) chỉ số mất an ninh con người (HISI) do Sascha và cộng sự của mình thực hiện (Sascha Werthes 2011).
Cụ thể các cách đo lường an ninh con người như sau:
1. Chỉ số nghèo đói tổng hợp (Generalized Poverty)
AN theo King và Murray chứa đựng trong đó 2 yếu tố quan trọng: (1) hướng đến những rủi ro trong tương lai và (2) tập trung vào những rủi ro khi bị rơi vào tình trạng sống dưới một số ngưỡng nghèo đói cơ bản. AN vì thế tập trung vào những rủi ro của việc bị rơi vào tình trạng nghèo đói nghiêm trọng trong tương lai. Vì vậy, để hướng đến những vấn đề cơ bản trong việc đo lường ANCN, theo tác giả, cần phải có một cơ sở lý luận và một khái niệm làm việc được xác định rõ ràng. Từ đó, họ đưa ra khái niệm nghèo đói tổng hợp.
Dựa trên chỉ số nghèo đói này, King đi xem xét một cá nhân hay một cộng đồng có AN hay không. Các tác giả đưa ra 3 cách đo lường: thứ nhất, số năm an ninh con người của cá nhân; thứ hai an ninh cá nhân và cuối cùng là an ninh cộng đồng.
2. Chỉ số an ninh con người (HSI) của tác giả Bajpai Kanti
Theo Bajpai Kanti, cần phải kiểm tra về mức độ an ninh con người hàng năm kết hợp với việc tính toán các chỉ số khác như chỉ số HDI và chỉ số quản trị công nhằm tạo tiền đề quan trọng cho việc đảm bảo an ninh con người. Từ đó, ông đề xuất xây dựng chỉ số an ninh con người HIS.
Cụ thể, chỉ số HSI được đo lường qua các chỉ báo sau:
Bảng 2: Các chỉ báo đo lường ANCN
Những đe dọa trực tiếp
|
Địa phương
|
Tội phạm bạo lực, lạm dụng phụ nữ/trẻ em
|
Vùng
|
Khủng bố, diệt chủng, đàn áp của chính phủ
|
Quốc gia
|
Bạo lực xã hội, chiến tranh thế giới, cướp bóc và xung đột sắc tộc
|
Quốc tế
|
Chiến tranh giữa các vùng lãnh thổ, vũ khí hủy diệt hàng loạt, bom mìn
|
Những đe dọa gián tiếp
|
Xã hội
|
Thiếu những nhu cầu cơ bản, bệnh dịch, mức độ thất nghiệp, gia tăng dân số hay giảm dân số, những thảm họa thiên nhiên
|
Cấp độ toàn cầu
|
Di dân, suy thoái môi trường, bất bình đẳng trong tiêu dùng
|
(Nguồn: Bajpai Kanti (2000)
3. Chỉ số mất an ninh con người (IHI)
Chỉ số mất ANCN, được nhóm các tác giả thuộc tổ chức Biến đổi môi trường toàn cầu và dự án ANCN (GECHS) thực hiện, đứng đầu là Steve Lonergan (Lonergan 2009), được dựa trên tiền đề về mối quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và xã hội. Các nhà nghiên cứu của GECHS đã phát triển chỉ số IHI như một công cụ để giúp cho việc định dạng những vùng bị tổn thương hay mất an ninh, đồng thời chỉ số này còn giúp cho việc xây dựng báo cáo chính sách và giúp cho những nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định trong những nỗ lực cứu trợ và trợ giúp phát triển.
Bảng 3: Những chỉ báo của chỉ số IHI
Môi trường
|
- Nhập khẩu năng lượng dòng (% của sử dụng năng lượng thương mại)
- Suy thoái đất (tấn/năm)
- Nước sạch (% của dân số được tiếp cận)
- Đất canh tác (hecta/người)
|
Kinh tế
|
- GDP thực tế/ đầu người (USD)
- Sự gia tăng GNP (tổng sản lượng quốc gia) trên đầu người (% hàng năm)
- Tỷ lệ người lớn không biết chữ (% dân số trên 15 tuổi)
- Giá trị xuất và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (% của GDP)
|
Xã hội
|
- Sự gia tăng dân cư thành thị (% hàng năm)
- Dân số trẻ là nam giới (% độ tuổi 0 – 14 trên tổng dân số)
- Tỷ lệ tử vong mẹ (trên 100.000 trẻ được sinh ra còn sống)
- Tuổi thọ (năm)
|
Thể chế
|
- Chi tiêu công để củng cố giáo dục, tiểu học và trung học (% của GDP)
- Tổng số vốn đầu tư cố định trong nước (% của GDP)
- Mức độ dân chủ (tính thang tỷ lệ từ 1 – 7)
- Chỉ số tự do con người (dựa vào thang tỷ lệ từ 0 – 40)
|
(Nguồn: Lonergan (2000)
Chỉ số này sau đó sẽ được đưa vào xử lý trên hệ thống thông tin địa lý (GIS) để nâng cấp cả việc quan sát thực tế thông tin về mất ANCN cũng như giúp cho những phân tích linh hoạt hơn trong tương lai.
4. Bản đồ an ninh con người
Bản đồ ANCN là cách thức đo lường ANCN được đề xuất bởi Taylor Owen.
Phương pháp bản đồ ANCN có 3 bước: nhận định đe dọa, thu thập dữ liệu và tổ chức dữ liệu, và hình dung và phân tích dữ liệu.
Bảng 4: Bản đồ ANCN
Bước 1. Nhận định những đe dọa
|
Môi trường
|
Kinh tế
|
Chính trị
|
Cá nhân
|
Sức khỏe
|
Lương thực
|
A
|
B
|
C
|
A
|
B
|
C
|
A
|
B
|
C
|
A
|
B
|
C
|
A
|
B
|
C
|
A
|
B
|
C
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bước 2. Cơ sở dữ liệu
|
Tỉnh
|
Kinh tế
|
Chính trị
|
Đe dọa A
|
Đe dọa B
|
Đe dọa C
|
Đe dọa A
|
Đe dọa B
|
Đe dọa C
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
Bước 3. Số điểm nóng
|
Tỉnh
|
Kinh tế
|
Chính trị
|
Điểm nóng
|
Đe dọa A
|
Đe dọa B
|
Đe dọa C
|
Đe dọa A
|
Đe dọa B
|
Đe dọa C
|
|
1
|
1
|
2
|
2
|
1
|
2
|
0
|
3
|
2
|
1
|
1
|
2
|
1
|
0
|
1
|
1
|
(Nguồn: Eldering (2010))
Sau các bước này, tác giả đã xác định được những đe dọa, những địa bàn đang bị đe dọa và những điểm nóng về những đe dọa đối với ANCN, từ đó với phương pháp và cách tiếp cận GIS cho phép bản đồ tình trạng ANCN hay mất ANCN của từng vùng miền trong lãnh thổ một quốc gia.
5. Chỉ số an ninh con người HSI version 1 của tác giả David A.Hasting
Chỉ số HSI được tác giả David Hastings xây dựng lần đầu tiên vào năm 2008 được gọi là HSI phiên bản 1. Báo cáo HSI version 1 của Hastings cho thấy nỗ lực cho việc mở rộng chỉ số HDI với nhiều chỉ số tính toán thêm để cố gắng định dạng nhiều chiều cạnh hơn ngoài thu nhập, học vấn và chăm sóc sức khỏe đến con người.
Đây là những chỉ số được sử dụng cho việc tính toán chỉ số HSI, cụ thể:
- Chỉ số bình đẳng giới = GEI = (WEF Gender gap index – 0.45)/0.37
- Chỉ số hòa bình toàn cầu = SGPI = (1-(global peace index – 1.3))/2.2
- Chỉ số về những người bị bắt giam = SII = (600 – world prison pop index)/600
- Chỉ số hòa bình = PI = (SGPI + SII)/2
- Chỉ số môi trường = EI = trung bình (trung bình (Environmental performance index EPI, ESI),GGE)
- Chỉ số kiểm soát tham nhũng = CCI = mức thấp nhất (sự tham nhũng bất hợp pháp (IC), sự tham nhũng bất hợp pháp (LC)).
- Chỉ số liên lạc = CI = (điện thoại cố định (TFL) + điện thoại di động (TML))/2 + Số người dùng internet (IU)
- Chỉ số trao quyền thông tin = IEI = trung bình (CI/200, chỉ số tự do báo chí)
- Chỉ số cơ cấu xã hội = SFI = trung bình (GEI, PI, EI, CCI, IEI)
- Chỉ số HSI = trung bình (SFI, HDI basic)
Sau khi tính toán chỉ số HSI, tác giả sử dụng cách tiếp cận GIS để bản đồ hóa tình trạng ANCN của các quốc gia trên bản đồ.
6. Chỉ số an ninh con người HSI version 2 của David A.Hasting
Tiếp tục ý tưởng về việc hoàn thiện chỉ số HSI, năm 2010, Hastings cùng đồng nghiệp của mình củng cố thêm chỉ số HSI phiên bản 1 để thành chỉ số HSI phiên bản 2. Theo ông, trong những giai đoạn thực hành chỉ số mới này, các chiều cạnh đa chiều của ANCN có thể được thu hẹp vào vấn đề kinh tế, môi trường và cơ cấu xã hội, từ đó hợp thành những bộ phận của chỉ số ANCN. Trong tương lai việc đo lường tất cả các chiều cạnh theo Hastings là có thể thực hiện được.
Chỉ số HSI phiên bản 2 được đo lường dựa trên các chiều cạnh: kinh tế, môi trường và xã hội. Mỗi chiều cạnh sau đó được tính toán bằng nhiều chỉ báo khác nhau như: GDP trên đầu người, dự trữ ngoại hối, nợ nước ngoài, chỉ số hiệu suất môi trường, tỷ lệ biết đọc biết viết, chỉ số tự do báo chí…
Theo như Hastings, chỉ số ANCN lần 2 đã gần với khái niệm ban đầu của UNDP về ANCN hơn là bản 1 qua việc thêm an ninh lương thực và nhóm lại một vài số liệu khác. Tuy nhiên, sự phát triển xa hơn của tư tưởng và số liệu về vấn đề ANCN cũng như chỉ số và việc phát triển năng lực cần thiết để định dạng những vấn đề toàn cầu, cho phép chỉ số ANCN phiên bản 2 này phát triển nhanh chóng vượt xa những khái niệm của UNDP (1994).
7. Chỉ số mất an ninh con người HISI
Chỉ số HISI Sascha và đồng nghiệp tính toán dựa trên sáu chiều cạnh như đã được xác định bởi báo cáo của UNDP (An ninh cá nhân và cộng đồng được kết hợp lại là 1 chiều cạnh như đã giải thích ở trên). Các chiều cạnh được xem xét bởi 2 chỉ báo cho từng chiều cạnh và được tổng hợp nhưng giá trị cho cấp độ quốc gia.
Bảng 10: Ma trận của các chỉ báo và những chiều cạnh của HISI

(Nguồn: Sascha (2011))
Từng chỉ báo và từng chiều cạnh sẽ được tính toán theo công thức riêng cho từng quốc gia. Chỉ số tổng hợp HISI sau đó là giá trị trung bình chung của tất cả những chiều cạnh hiện có (một vài quốc gia không có giá trị được tính toán cho từng chiều cạnh vì thiếu số liệu). Công thức tính là:
Sau khi tính toán những giá trị, Sascha và đồng nghiệp chia chỉ số HISI thành 4 cấp độ dựa trên số điểm: an ninh con người (0-25 điểm); tương đối an ninh con người (26-50); tương đối mất an ninh con người (51-75); mất an ninh con người (76-100).
Tựu chung lại các cách đo lường ANCN vẫn có những điểm chung nhất định trong việc xác định cơ sở lý luận cho việc đo lường. Phần lớn các cách đo lường này đều dựa trên cách tiếp cận của quan điểm về phúc lợi (human well-being) và sử dụng nhiều chỉ báo thành phần của quan điểm này làm chỉ báo đầu vào của chỉ số ANCN. Ngoài ra, quan điểm phát triển và phát triển con người cũng là cơ sở lý luận quan trọng cho các phân tích và căn cứ lựa chọn chỉ số đầu vào để đo lường. Cuối cùng, hầu hết 7 cách đo lường ANCN hiện có đều xoay quanh quan điểm chính về ANCN theo tiếp cận rộng của UNDP và lấy đó làm các chiều cạnh chính để đo lường ANCN.
Và mặc dù còn nhiều thách thức cho việc đo lường ANCN nhưng thực tế tính toán cho phép chúng ta khẳng định rằng ANCN là có thể tính toán được và nó là công cụ quan trọng cho phép nhận xét những đe dọa thực sự đối với đời sống của con người. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về ANCN cũng nên được hiểu như một sự nỗ lực để làm giảm bớt đi những nguồn gốc gây ra sự mất an ninh. Qua đó, các quốc gia có thể tìm cho mình một chính sách ứng phó thích hợp với tình trạng mất AN hay xác định được những ưu tiên cho các chương trình nghị sự. Vì vậy, việc đo lường được những đe dọa thực tế liên quan đến mất AN là mang nhiều ý nghĩa.
Phạm Thu Hương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.Hastings, D. (2008). Describing the human condition - From human development to Human security: An Enviromental remote sensing and GIS approach. Bangkok, Thailand.
2. A.Hastings, D. (2010). The Human Security Index: An Update and a new Release Bangkok, Thailand.
3. Bajpai, K. (2000). Human security: concept and measurement Kroc Institute Occasional Paper 19.
4. Commission Human security (2003). Human security now.
5. Eldering, M. (2010). "Measuring Human (in-)security." Human security perspectives 7(1): 17-49.
6. Gary King, C. M. (2000). Rethinking Human Security.
7. Lonergan, S. (2009). The index of Human Insecurity.
8. Owen, T. (2008). Measuring Human Security, Methodological Challenges and the importance of Geographically referenced determinants. Environmental Change and Human Security. P. H. Liotta. The University of Oxford, Jesus College: 35-64.