Nó cũng là công cụ quan trọng nhằm hỗ trợ đào tạo cán bộ phát triển. Khung sinh kế mới nhấn mạnh hơn việc lấy con người làm trung tâm. Khung sinh kế bền vững này trở thành một công cụ tương đối trực quan và dễ làm việc.
Các vấn đề liên quan tới khung sinh kế bền vững
Trong quá trình phân tích, những người tham gia phát hiện ra rằng cách xây dựng khung logic vô cùng quan trọng: bắt đầu bằng chính người nghèo và các nguồn vốn sinh kế của họ là điều cần thiết khi họ tham gia vào việc phân tích lấy “con người làm trung tâm”. Tuy nhiên, cách xây dựng khung sinh kế bền vững ban đầu không đưa ra cách tiếp cận này. Bản thân người nghèo có xu hướng dễ bị mất năm nguồn sinh kế trong đời sống; mặt khác, khi nhìn vào khung phân tích, người tham gia nhiều khi tập trung quá vào các tài sản và các yếu tố khác hơn là bản thân những người nghèo. Các mối liên kết giữa các yếu tố khác nhau trong khung sinh kế, các chiến lược với các loại tài sản, tính dễ tổn thương và PIPS , không được xem là yếu tố quan trọng trong khi điều này thực sự cần thiết cho một sinh kế bền vững.
Một phần vì chưa đặt người nghèo làm trung tâm của khung sinh kế, các yếu tố quan trọng trong sinh kế của họ, chẳng hạn như nguyện vọng của họ để thay đổi và những cơ hội để họ nhận thức sự thay đổi, cũng là một yếu tố tiềm ẩn khi chúng tạo thành yếu tố quan trọng nhằm xác định các lĩnh vực quan trọng để can thiệp và thay đổi.
Đó là một trong những vấn đề mà những người tham gia nhận thấy từ khung sinh kế bền vững cũ. Từ đó họ bổ sung, phát triển và xây dựng lên một khung sinh kế bền vững với nhiều yếu tố và cách thể hiện mối quan hệ mới.
Khung phân tích sinh kế IFAD
Khung sinh kế bền vững IFAD nỗ lực phát triển và kết hợp một số thay đổi so với khung sinh kế bền vững DFID, cụ thể như sau:
- Ít “tuần tự” hơn: Sự sắp xếp hàng ngang trong khung sinh kế bền vững DFID tạo ra sự liên tiếp tuần tự và làm cho mối liên kết quan trọng giữa các yếu tố trong khung sinh kế ít rõ ràng, khó thể hiện được tầm quan trọng cũng như mức độ tác động khác nhau của các yếu tố. Bằng cách sắp xếp lại các yếu tố trong khung phân tích, mối quan hệ giữa chúng trở nên rõ ràng hơn.
- Đặt người nghèo làm trung tâm: Mặc dù việc tiếp cận sinh kế bền vững SLA phần lớn được phát triển như một công cụ để hỗ trợ đạt các mục tiêu xóa nghèo đói thiên niên kỉ, sự thất bại của khung sinh kế này được thừa nhận trong các lần góp ý. Khung sinh kế mới cố gắng giải quyết điều này bằng việc đặt người nghèo làm trung tâm của sơ đồ và sắp xếp các yếu tố khác trong khuôn khổ mối quan hệ với họ.
- Nhấn mạnh yếu tố đời sống tinh thần trong sinh kế: Trong quá trình tiếp xúc và nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng các nguồn vốn sinh kế không chỉ là những yếu tố nhìn thấy được mà còn chịu tác động nhiều bởi đời sống tinh thần của người dân. Điều này mang tầm quan trọng thiết yếu và ảnh hưởng tới mong muốn và hành động của họ như một thứ tài sản về “tôn giáo” hay “tinh thần”. Các yếu tố như giới tính, tuổi tác, đẳng cấp, trình độ, dân tộc, tôn giáo được đặt cạnh trung tâm là người nghèo như những yếu tố ảnh hưởng tới quan hệ của người nghèo các yếu tố khác trong khung sinh kế.
- Kết hợp nguồn vốn cá nhân: Yếu tố “cá nhân” được bổ sung vào trong các nguồn vốn sinh kế của khung sinh kế bền vững. Điều này cho thấy rằng đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn sinh kế của cá nhân và gia đình. Nó được thiết kế nhằm nhấn mạnh nội lực của người dân thúc đẩy đến những hành động và sự thay đổi sinh kế.
- Các yếu tố như chính sách thể chế, văn hóa, thị trường: Các yếu tố này được đặt như những yếu tố có tác động qua lại với yếu tố trung tâm là người nghèo và các nguồn vốn sinh kế. Quy trình này phân biệt giữa "những người có thẩm quyền", "các nhà cung cấp dịch vụ" và "những người sử dụng", xem xét mối quan hệ nào tồn tại giữa các nhóm khác nhau và những yếu tố ảnh hưởng nào đến những mối quan hệ đó đã giúp người tham gia đánh hiểu rõ những phức tạp xung quanh các chính sách và các tổ chức và nhận ra những cách mà họ có thể được "xác định (hoặc xem xét)" và chịu ảnh hưởng. Mô hình này tập trung vào vai trò tổ chức, và các mối quan hệ giữa các tổ chức khác nhau và người nghèo. Trong mô hình, thị trường đề cập đến một cách rõ ràng vì tầm quan trọng mà chúng đóng trong việc xác định cách người nghèo có thể chuyển đổi các nguồn lực mà họ định bỏ qua vào các tài sản sinh kế. Sự tham gia cụ thể của các thị trường như là một ảnh hưởng chủ chốt cũng rất quan trọng bởi vì chúng có khả năng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác định các cơ hội cho các chiến lược sinh kế được cải thiện mà người nghèo có thể tạo ra, và mức độ mà họ có khả năng để có thể thực hiện nguyện vọng. Văn hóa cũng là một yếu tố được nhấn mạnh trong mô hình. Văn hóa bao gồm một loạt các "quy tắc của trò chơi", chuẩn mực xã hội và văn hóa có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách người nghèo có thể tiếp xúc với các tổ chức có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Quyền lợi được đưa ra vì họ đại diện cho một thiết lập ngày càng quan trọng có thể thực hiện trên môi trường thể chế của họ nhưng có thể được công nhận mức độ khác nhau tùy thuộc vào cấu trúc chính trị và xã hội của một quốc gia cụ thể. Tất cả các ảnh hưởng này có thể gây khó khăn cho bản thân người nghèo để thực hiện các hoạt động, nhưng chúng không phải là bất biến và cần phải được phân biệt với những yếu tố đại diện cho bối cảnh “dễ bị tổn thương”, đó là khó khăn hoặc là không thể để thay đổi và phải được "đối phó" để thay thế.
Khung phân tích sinh kế bền vững mới được IFAD đưa ra với đầy đủ các yếu tố hơn và thể hiện chặt chẽ hơn mối quan hệ các yếu tố lấy người nghèo làm trung tâm. Đây được xem như một mô hình để tham khảo trong quá trình phân tích sinh kế cộng đồng.
Tú Anh-CORENARM- Lược dịch và tóm tắt
(Nguồn: IFAD.org)
|