Báo cáo phát triển con người quốc gia năm 2013 của Trung Quốc: “Thành phố bền vững và sống động hướng đến văn minh sinh thái”; China Translation and Publishing Corporation, Bắc Kinh, tháng 8/2013, 200 tr.

03/09/2013

  Năm phần cơ bản của bản báo cáo tập trung tới lịch sử của thành thị Trung Quốc hiện nay, các yếu tố thách thức, các dự án trong tương lai và các thước đo dẫn dắt tới đô thị hóa với mục tiêu các thành phố sống động và bền vững.

  Phấn 1 mô tả sự phát triển của các thành phố hiện nay, sự tháo gỡ các vấn đề liên quan tới sự di dân từ nông thôn ra thành thị ở Trung Quốc. Điều này phản ánh đô thị hóa là một trong những sự thay đổi mạnh mẽ xảy ra tại Trung Quốc, ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển kinh tế - xã hội - môi trường. Phần này làm nổi bật các xu hướng chính hiện nay cũng như các thách thức về kinh tế - xã hội và môi trường đang xảy ra tại Trung Quốc.

  Phần 2 phân tích sâu các thách thức về kinh tế - xã hội - môi trường đối với sự phát triển các thành thị. Tốc độ và cường độ của sự biến đổi thành thị đang tạo ra những điểm đáng chú ý tại Trung Quốc. Kinh tế đất nước tiếp tục dựa vào sản xuất và thiếu sự phát triển của ngành công nghiệp dịch vụ là ví dụ điển hình, cùng với sự hạn chế các thành phần tài chính, các thành phố tư trị phải đối mặt với sự kìm hãm về cung cấp các dịch vụ thậm chí nhu cầu tăng do sự gia tăng dân số. Bên cạnh đó, việc mở rộng phạm vi các thành thị đã tàn phá môi trường, giảm tài nguyên thiên nhiên và góp phần vào sự thay đổi khí hậu.

  Phần 3 trình bày tương lai của thành thị ở Trung Quốc thông qua một chuỗi các hình ảnh để làm sao cân bằng tốc độ đô thị hóa và chất lượng cuộc sống. Khi các thành phố này có các điều kiện xã hội công bằng, kinh tế năng động và môi trường thân thiện; các khu vực trọng điểm để góp phần kiến tạo nên thành phố của công việc bao gồm công nhân, nhà ở và y tế, sự tăng sản lượng và tăng đầu tư nhưng vẫn chú ý bảo vệ môi trường, dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng thích hợp thì sự cân bằng giữa tốc độ và chất lượng đô thị hóa là khả thi và có thể tạo ra các thành phố bền vững và năng động.

  Chương 4 nêu một số các thách thức của đô thị hóa và các giải pháp đã được áp dụng nhanh tại Trung Quốc và những nơi khác trên thế giới. Chất lượng của đô thị hóa liên quan tới sự di chuyển nông thôn - thành thị, các ngành công nghiệp và môi trường sống với các kế hoạch cần thiết hiện nay và cả trong tương lai. Sự quản lý then chốt của chính quyền địa phương cùng với sự tham gia của công dân trong đô thị hóa có thể chuyển từ sự nhấn mạnh vào phát triển kinh tế tới các chỉ số kết hợp chặt chẽ với sự bảo tồn các nguồn tài nguyên, môi trường và xã hội.

   Phần năm đưa ra các vấn đề cần sự chú ý nhiều hơn, mặc dù sự biến đổi của đô thị là sự chuyển di có quá trình với nhiều cơ hội hướng tới tương lai, nhưng sự phức tạp của đô thị hóa yêu cầu khẩn thiết các chính sách hòa nhâp và tiếp cận các vấn đề thách thức hiện nay. Quyết định hành động sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển con người của Trung Quốc, cùng với bộ máy và tổ chức cai trị đổi mới, việc thực hiện các chính sách là cần thiết để nhận định và hiểu biết hơn về mối quan hệ bên trong giữa giá trị và lợi ích của kinh tế - xã hội và môi trường.

  Sự phát triển của các thành thị nhanh chóng cùng sự mở rộng các hoạt động kinh tế, năng động hơn trong các khu vực nhất định hơn là các khu vực khác đang làm tăng nhanh sự chênh lệch, đặc biệt là sự phân hóa nông thôn - thành thị. Các vấn đề liên quan tới thành thị và nông thôn là một phần của hệ thống lớn để quyết định các nhân tố có thể ảnh hưởng tới sự di dân, nhu cầu các nguồn tài nguyên và sự điều phối chung. Những điểm đã được lựa chọn để trình bày trong bản báo cáo này được quan tâm đặc biệt trong chủ đề về sự phát triển con người tại Trung Quốc và cũng là tâm điểm chú ý của các nhà cầm quyền.

Nguyễn Thắm