Báo cáo Phát triển con người của Ghana năm 2018

11/12/2020

Báo cáo đặt ra câu hỏi là cách tiếp cận phát triển con người sẽ tập trung vào nguồn lực trong cuộc sống của con người, hay là tập trung vào sự đa dạng của nền kinh tế. Nếu chỉ tập trung vào sự đa dạng của nền kinh tế hơn là tập trung vào nguồn lực con người,thì sẽ không có nguồn lực để tồn tại và khi đó cơ hội lựa chọn của con người sẽ khó khăn hơn trong sự đa dạng của nền kinh tế. Cũng theo báo cáo này thì từ năm 1990, UNDP đã hỗ trợ việc xuất bản báo cáo phát triển con người ở cấp độ toàn cầu, quốc gia và địa phương. Sự hỗ trợ này cũng đã phần nào được áp dụng cụ thể trong mỗi báo cáo phát triển con người theo các chủ đề khác nhau nhằm khắc phục các yếu tố cản trở quá trình phát triển của con người, giống như viêc chỉ ra các mối quan hệ giữa các chiều cạnh về xã hội, kinh tế và môi trường. Từ đó đưa ra những  lựa chọn chính sách phù hợp để có thể giúp giải quyết tốt hơn các thách thức đã được đặt ra trong phát triển con người. Bởi cơ hội và lựa chọn của con người luôn phải được đặt ưu tiên trong các cuộc thảo luận về chính sách.

Báo cáo phát triển con người của Ghana năm 2018 cũng  điểm lại một số vấn đề  trong các báo cáo phát triển con người trước đó của nước này như: vấn đề phát triển bền vững cho con người, phát triển xã hội toàn diện từ cấp quốc gia đến địa phương. Từ việc điểm lại những vấn đề trong báo cáo phát triển con người trước đó, trong báo cáo này cũng đã tìm hiểu về sự khác biệt giữa các khu vực của đất nước để so sánh và đối chiếu nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất cho phát triển con người ở mỗi khu vực, để có chính sách phù hợp cho phát triển con người của Ghana, cụ thể là phát triển con người khu vực phía bắc của nước này.

Đặc biệt với chủ đề của báo cáo này,  khi Ghana bắt đầu quá  trình lồng ghép các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) vào chiến lược và tầm nhìn trong phát triển quốc gia. Trong khi các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ thường tập trung đo lường tiến bộ đạt được tại cấp quốc gia,  thì SDGs lại tập trung đo lường tiến bộ đạt được nhằm đánh giá ở cả  cấp độ quốc gia và cấp độ địa phương sao cho ‘không ai bị bỏ lại phía sau”. Báo cáo năm 2018 của Ghana cũng đề cập đến vấn đề này trong cáo phát triển con người toàn cầu năm 2016. Trên tinh thần kế thừa báo cáo phát triển con người toàn cầu năm 2016, báo cáo phát triển con người của Ghana năm 2018 cũng dựa trên mức thu nhập bình quân đầu người và các biện pháp cần thiết để đo lường sức khỏe và giáo dục, việc tính HDI cho khu vực NSEZ được tính là 0,16 năm 2014, thấp hơn nhiều so với tổng thể chung của đất nước  Ghana (0,575) và với khu vực phía Tây (0,455)  năm 2013. [1]Nó phần nào phản ánh về việc NSEZ bị tước đoạt quyền và kém phát triển như thế nào ( so với ba miền bắc ở khu vực và các huyện tiếp giáp ở Brong Ahafo và Volta) khi được so sánh với phần còn lại của Quốc gia. Cụ thể, báo cáo cũng chỉ ra chỉ số phản ánh sự chênh lệch đáng kể về mặt giáo dục cũng như chất lượng sinh kế của khu vực phía bắc so với trung bình của quốc gia.

Báo cáo này không chỉ cung cấp một bức tranh toàn cảnh về nghèo đói, các vấn đề xã hội khác nhau và về các chỉ số phát triển kinh tế mà nó còn chỉ ra tình trạng bất bình đẳng ngày càng trở nên sâu sắc. Bên cạnh đó, báo cáo cũng trình bày và phân tích thực trạng về sự thâm hụt, tiến độ thực hiện trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ công cộng. Bên cạnh đó báo cáo cũng đưa ra khuyến nghị về  việc khắc phục một số vấn đề liên quan đến quản trị ở khu vực phía Bắc và sự chênh lệch về kinh tế xã hội, bao gồm cả việc tiếp cận đất đai còn hạn chế hoặc là theo mô hình hiện tại  hoặc là theo mô hình truyền thống của khu vực này.

Nguồn: http://hdr.undp.org/

Nguyễn Thị Nga (lược thuật)

 



[1] Ghana (2018) : Human Development report, forework, tr xiii