Báo cáo phát triển con người năm 2016 của Môn- đô-va đã phản ánh về một xã hội mà trong đó các giá trị gia trưởng, bất bình đẳng về kinh tế, xã hội và chính chị vẫn đang còn tồn tại ở đất nước này. Báo cáo cũng chỉ ra sự bất bình đẳng và khác biệt ở xã hội là do sự thay đổi về thể chế, như sự chuyển đổi từ chủ nghĩa cộng sản sang chế độ dân chủ, bên cạnh những tồn tại từ thời kỳ của Liên Xô như tư tưởng và tâm lý chính trị; sự chuyển đổi từ hệ thống sản xuất tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường và vấn đề khởi nghiệp, với những tác động bất lợi đến các vấn đề phúc lợi đối với người dân của đất nước (như khủng hoảng, nạn trộm cắp, bất bình đẳng và tình trạng tham nhũng); cũng như vấn đề phát triển công nghệ mới và tác động của chúng đối với vấn đề chuyên môn hóa lực lượng lao động; hay những vấn đề thách thức toàn cầu như nghèo đói, vấn đề loại trừ xã hội, bị bỏ lại, di cư, thiếu việc làm, tình trạng thiếu thốn... Sự bất bình đẳng không chỉ là sự thể hiện của một số lỗ hổng trong các quy trình hoặc tác động của thể chế đến hiện tượng kinh tế xã hội mà là kết quả của việc thực thi chính sách không chính xác. Báo cáo cũng chỉ ra sự sự bất bình đẳng luôn được bắt nguồn từ sự phân chia cơ hội không đồng đều khi không phải mọi thành viên của xã hội được tiếp cận với quyền lực và công lý, với chất lượng giáo dục, hay là thị trường lao động, y tế, truyền thông, các vấn đề tiện ích khác... Báo cáo cũng chỉ ra, tất cả những bất bình đẳng này được xuất phát từ bất bình đẳng về giới tính, bất bình đẳng xã hội, sự chênh lệch về thu nhập, v.v. trong xã hội. Báo cáo cũng chỉ ra để đảm bảo sự bình đẳng phải dựa trên nguyên tắc là tất cả mọi người đều có cơ hội để tiếp cận và có nhiều cơ hội để tham gia toàn diện của mỗi cá nhân trong toàn xã hôi.
Nguồn: http://hdr.undp.org/
Nguyễn Nga (lược thuật)