Các chiều cạnh phát triển con người (18/01/2016)

Sabina Alkire (2002) trong bài viết về Các chiều cạnh phát triển con người (Dimensions of Human Development) cho rằng các chiều cạnh là các khía cạnh hợp thành của một đối tượng cùng tồn tại với nhau. Theo đó, các chiều cạnh phát triển con người được hiểu là các khía cạnh cùng tạo nên sự phát triển con người.

Chỉ số nghèo nhân văn (18/01/2016)

Khái niệm này lần đầu tiên được đề cập tới trong báo cáo năm 1996. Đặc biệt, đến báo cáo năm 1997, UNDP đã tập trung nhiều hơn vào chủ đề này và đưa khái niệm này vào trong quan điểm về nghèo đói. Theo đó, nghèo về nhân văn tập trung vào sự thiếu hụt cơ hội và khả năng lựa chọn những điều kiện cơ bản nhất đối với sự phát triển con người. Cùng với nó là các yếu tố như: sức khoẻ, đời sống sáng tạo; hưởng thụ mức sống tốt; sự tự do; phẩm giá, lòng tự trọng và sự kính trọng của người khác.

Chỉ báo đo lường Quyền con người (18/01/2016)

Báo cáo phát triển con người 2000 của UNDP với chủ đề về tự do con người đã dành riêng một chương để tập trung vào vấn đề xác định chỉ báo nhằm tính toán, đo lường quyền con người. Việc xây dựng các chỉ báo để tính toán, đo lường và phân tích, so sánh là một vấn đề phức tạp, nhất là đối với lĩnh vực nhạy cảm như quyền con người.

Chỉ số phát triển công nghệ (18/01/2016)

Chỉ số phát triển công nghệ (Technology Achievment Index - TAI) được UNDP giới thiệu và đưa ra tính toán trong Báo cáo phát triển con người 2001. Chỉ số này phản ánh mức độ một quốc gia tạo ra và phổ biến công nghệ và xây dựng cơ sở kỹ năng con người - phản ánh năng lực tham gia phát minh công nghệ trong thời đại mạng thông tin.

Các chỉ số đo lường bình đẳng giới trong báo cáo phát triển con người (12/01/2016)

Đảm bảo sự công bằng, bình đẳng về giới vừa là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển con người, vừa là một trong những mục tiêu mà phát triển con người cần hướng tới. Cùng với việc xây dựng chỉ số phát triển con người, UNDP cũng chú trọng và xây dựng các chỉ số để đo lường bình đẳng giới. Cho đến nay, có ba chỉ số được UNDP sử dụng để đánh giá bình đẳng giới bao gồm chỉ số phát triển về giới, chỉ số trao quyền về giới và chỉ số bất bình đẳng giới

Quyền con người ở Việt Nam – từ xã hội truyền thống đến xã hội hiện đại (11/12/2015)

Trong các xã hội phong kiến ở Việt Nam, mặc dù vấn đề quyền con người không được đề cập một cách trực tiếp nhưng những tư tưởng liên quan đến quyền con người đã xuất hiện khá sớm. Tư tưởng nhân đạo yêu thương con người, vì con người được phản ánh rõ qua áng hùng văn Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi với lời thơ mở đầu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Bên cạnh đó, tư tưởng coi trọng con người còn được thể hiện qua các quy định, điều lệ mà các triều đại phong kiến ban hành nhằm bảm đảm sự công bằng và ổn định trong đời sống của người dân.

Đảm bảo quyền để giảm thiểu rủi ro bị tổn thương cho phụ nữ (11/12/2015)

Để giảm thiểu rủi ro và nguy cơ bị tổn thương cho phụ nữ thì việc tăng cường năng lực cho phụ nữ thông qua đảm bảo quyền con người, đặc biệt là quyền phụ nữ, là vấn đề rất cần thiết. Phụ nữ có đầy đủ các quyền con người. Tuy nhiên, do phụ nữ là một nhóm yếu thế trong xã hội nên một số quyền của phụ nữ rất được quan tâm, đề cao để đảm bảo cho họ có cơ hội và năng lực vươn lên trong xã hội.

Quyền con người và vấn đề về bất bình đẳng (11/12/2015)

Mặc dù bình đẳng là nội dung được hầu hết luật pháp quốc tế và các quốc gia thừa nhận nhưng tình trạng bất bình đẳng dường như đang có xu hướng gia tăng trong thế giới hiện đại. Bất bình đẳng dường như trở thành hệ quả khó tránh khỏi của sự phát triển kinh tế thị trường. Bất bình đẳng có thể diễn ra giữa các quốc gia (nước giàu và nước nghèo) nhưng cũng có thể diễn ra ngay trong bản thân mỗi quốc gia - đó là bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo; giữa phụ nữ và nam giới; giữa nông thôn và đô thị hoặc giữa các nhóm tôn giáo và nhóm xã hội khác nhau.

Một số văn bản quốc tế liên quan đến quyền con người (01/12/2015)

Có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử loài người, vấn đề quyền con người được quan tâm và đề cao như trong xã hội đương đại. Những quan điểm cơ bản về việc bảo vệ quyền con người được ghi nhận trong Hiến chương của Liên hợp quốc (1945) và Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp Quốc (1948).

Quyền con người – khái niệm và một số nội dung cơ bản (01/12/2015)

Từ thời cổ đại, Quyền con người đã được một số triết gia bàn luận đến. Họ coi quyền là tài sản tự nhiên của con người. Tuy nhiên, vấn đề về Quyền con người chỉ được đặt ra trước nhân loại; công cuộc đấu tranh đòi quyền con người chỉ thực sự bắt đầu khi xã hội xuất hiện giai cấp, nhà nước và có sự vi phạm, xâm hại đến quyền con người.