Điều trị và quản lý người nghiện ma túy dựa vào cộng đồng và tại cộng đồng: được, mất và lối thoát bền vững (Nghiên cứu thăm dò trường hợp tỉnh Hưng Yên)

17/03/2020

Dưới sức ép của quốc tế khi Việt Nam tham gia hầu hết các công ước về quyền con người của Liên hợp quốc và giới khoa học đã chứng mình rằng người nghiện ma túy là một dạng bệnh nhân, từ năm 2013 đến nay, mô hình điều trị và quản lí người nghiện ma túy dựa vào cộng đồng và tại cộng đồng đã được áp dụng ở nước ta. Vậy, quá trình điều trị và quản lí người nghiện ma túy theo mô hình này đã và đang có những được, mất gì? Và đâu là lối thoát bền vững cho mô hình này? Bằng phương pháp phân tích tài liệu và phỏng vấn sâu các đối tượng liên quan của một nghiên cứu thăm dò tại tỉnh Hưng Yên[1], bài viết nhằm làm sáng tỏ các câu hỏi nêu trên.



[1] 16 người được phỏng vấn sâu bao gồm các đối tượng sau:

(a) 03 người nghiện ma túy đều là nam (người thứ nhất: 25 tuổi, nghiện đã 3 năm; người thứ hai: 31 tuổi, nghiện đã 5 năm; người thứ ba: 22 tuổi, nghiện đã 3 năm);

(b) 03 người nhà của người nghiện ma túy;

(c) 03 người hàng xóm của người nghiện ma túy;

(d) 01 cán bộ quản lí ở Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hưng Yên;

(e) 01 cán bộ xã phụ trách mảng văn hóa - xã hội;

(f) 01 công an xã;

(g) 02 bác sĩ và 01 y tá;

(h) 01 nhân viên công tác xã hội. 

 

Trịnh Văn Tùng