Giới thiệu bài: Đi vào thế kỷ XXI- phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước// Phạm Minh Hạc/ Tạp chí Nghiên cứu Con người._Số 2, 2003._Tr 3-7

09/08/2010
Bài viết trình bày vấn đề phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh nền kinh tế tri thức đã và đang mang lại những biến động cực kỳ to lớn trong phát triển nguồn nhân lực.

      Bài viết trình bày vấn đề phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh nền kinh tế tri thức đã và đang mang lại những biến động cực kỳ to lớn trong phát triển nguồn nhân lực.

      Phát triển nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa rộng là cả lực lượng lao động, tiềm năng lao động, đội ngũ lao động, đào tạo lại, đào tạo mới... và quản lý nguồn nhân lực. Đảng và nhà nước ta coi vấn đề nguồn nhân lực là vấn đề trung tâm được khẳng định từ đại hội IX của Đảng “Nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.

      Thực tiễn hiện nay, cơ cấu lao động đang đang chuyển dịch theo hướng tăng lao động cộng nghiệp, lao động dịch vụ, lao động tri thức nhằm đáp ứng được chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo kết quả điều tra lao động việc làm năm 2002 của Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội, tác giả nhận thấy rằng cơ cấu trình độ đào tạo của đội ngũ lao động tính theo tỷ lệ giữa lao động trình độ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Công nhân kỹ thuật là 1:1,75:2,3 vẫn là một cơ cấu bất hợp lý và để kéo dài dẫn đến trình trạng thừa thầy thiếu thợ, kỹ sư làm công việc của cán bộ trung cấp kỹ thuật. Theo tác giả nguyên nhân của tình trạng này là do có sự buông lỏng quản lý cơ cấu đào tạo, còn nặng tâm lý khoa cử, nhẹ tâm lý thực nghiệp, chưa gắn đào tạo với sử dụng và chưa chú ý đúng mức công tác đào tạo nghề. Hơn nữa chất lượng đào tạo nhân lực còn thấp, công tác bồi dưỡng và sử dụng nhân tài như là đầu tàu của đội ngũ nhân lực chưa được quan tâm đúng mức.

      Tư  tưởng chỉ đạo về phát triển nguồn nhân lực được tác giả đưa ra bao gồm: lấy phát triển bền vững làm trung tâm; mỗi con người là một cá nhân độc lập làm chủ quá trình lao động của mình; lấy lợi ích của người lao động làm nguyên tắc cơ bản của quản lý lao động; bảo đảm môi trường dân chủ thuận lợi cho tiến hành giao lưu đồng thuận; có chính sách giải phóng và phát huy tiềm năng của người lao động; phát triển nguồn nhân lực bám sát thị trường lao động; quản lý tốt, có chính sách đào tạo, sử dụng phù hợp nguồn nhân lực. Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh công tác tạo động lực để kích thích mỗi người chăm học, chăm làm, động viên tính tích cực xã hội của người lao động. Nghĩa là cần phải chú ý cả lợi ích vật chất và nhu cầu tinh thần của con người.

      Lê  Thu Hà lược thuật 

The older news.............................