Giới thiệu bài: Cần làm gì để khoa học xã hội và nhân văn theo kịp sự phát triển của thực tiễn và yêu cầu của cách mạng// Nguyễn Hữu Tầng/ Tạp chí Nghiên cứu Con người._Số 1 năm 2002

22/07/2010
Bài viết trên đây của GS.TS. Nguyễn Hữu Tầng được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Con người, Số 1(1), 2002. Bài tạp chí này được viết trên cơ sở bài phát biểu của tổng bí thư Nông Đức Mạnh với Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia ngày 28/4/2002.

Bài viết trên đây của GS.TS. Nguyễn Hữu Tầng được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Con người, Số 1(1), 2002. Bài tạp chí này được viết trên cơ sở bài phát biểu của tổng bí thư Nông Đức Mạnh với Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia ngày 28/4/2002.

Từ khoảng những năm 80 của thế kỷ XX, khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam đã được Đảng và nhà nước coi trọng, đầu tư cho công tác triển khai nghiên cứu. Tuy nhiên, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng vẫn nhận định ”Công tác lý luận chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn và yêu cầu của cách mạng, chưa làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng trong công cuộc đổi mới để phục vụ việc hoạch định chiến lược, chủ trương, chính sách của Đảng, tăng cường sự nhất trí về chính trị, tư tưởng trong xã hội”. Nguyên nhân của vấn đề này được xác định là do nhiều kết quả nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn chưa thực sự trở thành lợi ích mà xã hội theo đuổi. Lỗi dẫn đến điểm yếu này được xác định do cả hai phía. Thứ nhất, về phía những người hoạt động thực tiễn, nhiều người quản lý cho rằng họ không cần đến các nghiên cứu vẫn có thể quản lý được dựa trên kinh nghiệm sống của mình. Thứ hai, về phía những người thực hiện nghiên cứu, những kết quả nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn của họ không đáp ứng được các nhu cầu của người hoạt động thực tiễn, không góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc do thực tiễn đặt ra. Điều đó khiến các nhà hoạt động thực tiễn không tìm đến các kết quả nghiên cứu khoa học.

Để có thể nâng cao công tác nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, điều cần thiết là phải thay đổi cả hai loại khiếm khuyết trên. Tuy nhiên hiện nay, khi xem xét thiếu sót của khoa học xã hội và nhân văn, người ta có xu hướng chỉ quy trách nhiệm cho những người nghiên cứu trong khi trách nhiệm của những người hoạt động thực tiễn lại không được bàn nhiều. Từ thực tiễn đó, tác giả đã đi đến một số kiến nghị như sau:

Về phía các nhà làm công tác lãnh đạo, quản lý, trước tiên trong công tác quản lý, các quá trình phát triển xã hội cần quán triệt tuân thủ nguyên tắc lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá hoạt động của từng ngành, từng đơn vị, làm chỉ báo về sự đúng đắn của mọi chủ trương, chính sách, giải pháp được lựa chọn, đồng thời làm thước đo vê trình độ quản lý và năng lực cán bộ. Thứ hai, các đồng chí lãnh đạo các ngành từ cấp trung ương đến cấp địa phương cần trực tiếp đặt hàng cho những người làm công tác nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu những vấn đề lý luận mà các đồng chí đó đang vướng mắc trong hoạt động thực tiễn của mình.

Về phía đội ngũ cần bộ nghiên cứu khoa học, cần xây dựng một đội ngũ cán bộ khoa học đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của thực tiễn đổi mới. Đặc biệt, cần cuốn hút được đội ngũ đó vào công tác nghiên cứu. Tác giả cho rằng trong những năm qua, chính đội ngũ các nhà nghiên cứu không được cuốn hút vào công tác nghiên cứu, họ không say mê, không dồn hết tâm huyết và sức lực cho công tác nghiên cứu nên họ không đem lại những sản phẩm khoa học có chất lượng cao. Để có thể tạo ra sự cuốn hút của các nhà khoa học đối với công tác nghiên cứu, cần phải tạo ra động lực cho họ. Động lực này nằm ở lợi ích của những người nghiên cứu, bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị - xã hội.

Vũ Thị Thanh lược thuật

The older news.............................