Giới thiệu bài: Bước vào thế kỷ XXI – Nghiên cứu Con người// Phạm Minh Hạc/ Tạp chí Nghiên cứu Con người._Số 1 năm 2002

22/07/2010
Bài viết Bước vào thế kỷ XXI – Nghiên cứu Con người của tác giả GS.VS.TSKH Phạm Minh Hạc là bài viết mở đầu cho số ra đầu tiên của Tạp chí Nghiên cứu Con người. Bài viết đã phân tích các nội dung chính của nghiên cứu con người trong bối cảnh của nhân loại và bối cảnh của Việt Nam khi bước sang thế kỷ XXI.

 

Bài viết Bước vào thế kỷ XXI – Nghiên cứu Con người của tác giả GS.VS.TSKH Phạm Minh Hạc là bài viết mở đầu cho số ra đầu tiên của Tạp chí Nghiên cứu Con người. Bài viết đã phân tích các nội dung chính của nghiên cứu con người trong bối cảnh của nhân loại và bối cảnh của Việt Nam khi bước sang thế kỷ XXI.

Theo tác giả, trong các thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, vấn đề con người là vấn đề trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia. Ở Việt Nam, khi bắt đầu công cuộc đổi mới, Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI  (1986) cũng khẳng định vai trò quyết định của nhân tố con người trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội.

Cùng với sự gia tăng mức độ quan trọng của vai trò con người trong quá trình phát triển, vấn đề nghiên cứu con người cũng được đặt ra. Thành tựu khoa học công nghệ của loài người trong nửa sau thế kỷ XX đã giúp đưa ra những sự giải thích khoa học dưới góc độ sinh học về nguồn gốc loài người, giải mã bộ protein của con người v.v.. Tuy nhiên, một nội dung rất quan trọng mà nghiên cứu con người cũng cần hướng tới, đó là giải đáp câu hỏi con người là gì?; bản chất con người là gì? cũng như quan tâm đến các vấn đề cụ thể về tiềm năng con người, hình thành và sử dụng nội lực con người. Tác giả cho rằng, để giải phóng được tiềm năng con người thì cần đề cao việc chăm sóc và sử dụng nhân tài, thực hiện công cuộc giải phóng con người khỏi mọi sự tha hóa và đảm bảo các quyền của con người.

Có thể nói, nghiên cứu con người là một lĩnh vực khoa học liên ngành. Sự ra đời của Tạp chí Nghiên cứu Con người chính là cơ quan ngôn luận của các nhà khoa học từ các ngành khác nhau. Sự hợp tác của các nhà khoa học đã được thể hiện trong trong hàng loạt chương trình nghiên cứu như: “Con người là mục tiêu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội” (1991 – 1995); “Phát triển văn hóa, xây dựng con người toàn diện trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2996 – 2000); “Phát triển văn hóa và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2001 – 2005). Các nghiên cứu này đã đi vào những vấn đề cơ bản của nghiên cứu con người, tạo dựng cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng chiến lược con người và nguồn nhân lực. Tác giả bài viết hy vọng rằng Nghiên cứu Con người sẽ đóng góp cho đời, cho người, cho đất nước để thúc đẩy công cuộc đổi mới tại Việt Nam, giúp Việt Nam sánh vai với cường quốc năm châu.

Vũ Thị Thanh lược thuật

The older news.............................