Giới thiệu bài: Con người Việt Nam: Một số vấn đề nghiên cứu// Trần Văn Giàu/ Tạp chí Nghiên cứu Con người._Số 2 năm 2002 (22/07/2010)

Bài viết Con người Việt Nam: Một số vấn đề cần nghiên cứu của GS. Trần Văn Giàu được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Con người, Số 2(2), 2002. Bài viết đã làm nổi bật ý nghĩa và tầm quan trọng của giá trị và tinh thần của con người, của dân tộc Việt Nam, từ đó đưa ra những vấn đề cần thiết trong nghiên cứu về con người Việt Nam.

Giới thiệu sách: Bước vào thế kỷ XXI: Vấn đề văn hóa// Phạm Minh Hạc/ Tạp chí Nghiên cứu Con người._ Số 2 năm 2002 (22/07/2010)

Bài viết Bước vào thế kỷ XXI: vấn đề văn hóa của GS.VS.TSKH Phạm Minh Hạc được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Con người số 2(2), 2002. Tác giả bài viết cho rằng văn hóa là sản phẩm hoạt động của con người, cộng đồng, xã hội, dân tộc và của toàn nhân loại. Bước vào thế kỷ XXI, vấn đề văn hóa nổi lên cùng với vấn đề về con người, giáo dục và nguồn nhân lực.

Giới thiệu bài: Triết lý Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên// Hồ Sĩ Quý/ Tạp chí Nghiên cứu Con người._Số 1 năm 2002 (22/07/2010)

Bài viết Triết lý Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên của tác giả PGS.TS. Hồ Sĩ Quý được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 1 (1), 2002. Bằng việc tìm hiểu các tác phẩm, cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, tác giả đã cho thấy triết lý của Hồ Chí Minh về sự coi trọng mối quan hệ hòa hợp giữa con người với tự nhiên.

GIới thiệu bài: Định hướng giá trị trong thời kỳ quá độ từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường tại Việt Nam// Phạm Thành Nghị/ Tạp chí Nghiên cứu Con người._Số 1 năm 2002 (22/07/2010)

Bài viết Định hướng giá trị trong thời kỳ quá độ từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường tại Việt Nam của hai tác giả GS.VS.TSKH Phạm Minh Hạc và PGS.TS.Phạm Thành Nghị được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 1 (1), 2002. Bài viết phân tích một số định hướng giá trị của người Việt Nam dựa trên kết quả điều tra Giá trị thế giới do Viện Nghiên cứu Con người thực hiện vào tháng 8 năm 2001.

Giới thiệu bài: Cần làm gì để khoa học xã hội và nhân văn theo kịp sự phát triển của thực tiễn và yêu cầu của cách mạng// Nguyễn Hữu Tầng/ Tạp chí Nghiên cứu Con người._Số 1 năm 2002 (22/07/2010)

Bài viết trên đây của GS.TS. Nguyễn Hữu Tầng được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Con người, Số 1(1), 2002. Bài tạp chí này được viết trên cơ sở bài phát biểu của tổng bí thư Nông Đức Mạnh với Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia ngày 28/4/2002.

Giới thiệu bài: Văn hóa và sự phát triển con người// Nguyễn Duy Quý/ Tạp chí Nghiên cứu Con người._Số 1 năm 2002 (22/07/2010)

Bài viết Văn hóa và sự phát triển con người của tác giả GS. VS. TSKH. Nguyễn Duy Quý được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Con người, Số 1(1), 2002.  Bài viết đã phân tích quá trình và các giải pháp văn hóa, trong đó, tập trung chủ yếu vào các giá trị văn hóa, coi đó là nền tảng của sự ổn định kinh tế, chính trị và xã hội.

Giới thiệu bài: Bước vào thế kỷ XXI – Nghiên cứu Con người// Phạm Minh Hạc/ Tạp chí Nghiên cứu Con người._Số 1 năm 2002 (22/07/2010)

Bài viết Bước vào thế kỷ XXI – Nghiên cứu Con người của tác giả GS.VS.TSKH Phạm Minh Hạc là bài viết mở đầu cho số ra đầu tiên của Tạp chí Nghiên cứu Con người. Bài viết đã phân tích các nội dung chính của nghiên cứu con người trong bối cảnh của nhân loại và bối cảnh của Việt Nam khi bước sang thế kỷ XXI.

Giới thiệu bài: Phát triển con người bền vững và những thách thức về quản lý// Phạm Thành Nghị/ Tạp chí Nghiên cứu Con người._ Số 4 năm 2005 (21/07/2010)

Phát triển con người bền vững là một lý thuyết phát triển kinh tế- xã hội. Yếu tố con người được coi là điểm khởi đầu và cũng là cái đích của sự phát triển. Nó đương đầu với các chiều cạnh con người và xã hội của sự phát triển như là những yếu tố nổi trội và xem tiềm năng vật chất chỉ là điều kiện để đat được sự phát triển đó.

Giới thiệu bài: Hội nhập quốc tế và khu vực: Giáo dục đối thoại liên văn hóa// Phạm Minh Hạc/ Tạp chí Nghiên cứu Con người._ Số 4 năm 2005 (21/07/2010)

Một trong những chính sách “đổi mới” của Việt Nam là mở cửa và hội nhập khu vực và quốc tế. Đây là một chính sách đúng dắn phù hợp với xu hướng chung của thế giới- toàn cầu hóa, khu vực vực hóa bắt đầu từ cuối thế kỷ XX- ngày càng hình thành rõ nét trong những năm đầu thế kỷ mới.

Giới thiệu bài: Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước//Chương trình KH-CN cấp Nhà nước KX.05/Tạp chí Nghiên cứu Con người._Số 3 năm 2005 (21/07/2010)

Chương trình KH-CN cấp Nhà nước KX-05 giai đoạn 2001-2005 “Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước” là chương trình KH-CN cấp Nhà nước thứ ba nghiên cứu về văn hóa và con người, chương trình lần này nghiên cứu phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực trước những thách thức đặt ra từ bối cảnh đất nước bước vào thế kỷ XXI.