Giới thiệu bài: Bàn về hiệu quả và chất lượng trong giáo dục/ Nguyễn Lộc// Tạp chí Nghiên cứu Con người._ số 1 (10), 2004._ tr. 47 – 51. (09/12/2010)

Tác giả bài viết cho rằng những thách thức từ thực tiễn “mang tính chất sự cố” xảy ra ngày càng nhiều, chính vì vậy bàn về khái niệm “hiệu quả” và “chất lượng” trong giáo dục về mặt lý luận là một vấn đề cấp bách.

Giới thiệu bài: Văn hóa truyền thống Đông Á: Có hay không các giá trị nhân quyền/ Vũ Công Giao// Tạp chí Nghiên cứu Con người._ số 1(10), 2004._ tr. 28 – 37. (09/12/2010)

Bài viết này như một sự phản bác đối với những chỉ trích từ một số người theo tư tưởng phương Tây cho rằng “văn hóa truyền thống ở phương Đông nói chung và văn hóa Đông Á nói riêng chủ yếu chỉ bao hàm những tư tưởng độc tài, phi dân chủ, tàn bạo mà không hoặc chứa đựng rất ít những giá trị nhân quyền: và cái truyền thống đó là nguồn gốc sâu xa của những vi phạm nhân quyền ở các quốc gia trong khu vực này ngày nay”.

Giới thiệu bài: Phương pháp tiếp cận nhân văn: Nhân cách người dạy-Nhân cách người học/ Phạm Minh Hạc// Tạp chí Nghiên cứu Con người._ số 1(10), 2004._tr. 12-21 (09/12/2010)

Bài viết này nhấn mạnh đến cách tiếp cận mới mà ở đây, tác giả gọi là cách tiếp cận nhân văn về vấn đề chất lượng giáo viên nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục cho mọi người. Cốt lõi của cách tiếp cận này là dựa trên cơ sở quan hệ giữa người dạy và người học mà trước hết là quan hệ giữa con người và con người.

Giới thiệu bài: Một số đặc điểm tâm lý người xứ Thanh/ Quốc Chấn// Tạp chí Nghiên cứu Con người._Số 4, 2003. (29/11/2010)

 Là  một tỉnh có đủ cả đồng bằng, rừng, núi, sông, biển, diện tích phân bố tương đối đều, có  nhiều tài nguyên sản vật, có nhiều danh lam thắng cảnh, tuy nhiên do nhận thức, tâm lý con người nơi đây còn có những nét tiêu cực đã làm cản trở việc phát huy những tiềm năng to lớn của tỉnh.

Giới thiệu bài: Một số vấn đề về quyền con người trong kinh điển Mác xít/Ngô Đình Xây// Tạp chí Nghiên cứu Con người._Số 4, 2003. (29/11/2010)

Vấn đề quyền con người được các nhà kinh điển mác xít nghiên cứu trong cả ba lĩnh vực: triết học, xã hội học và đạo đức – chính trị. Dưới cả ba góc độ triết học, xã hội học và đạo đức – chính trị, các nhà kinh điển mác xít đã có những kiến giải mới hợp lý và thoả đáng về quyền con người cũng như quyền của xã hội.

Giới thiệu bài: Tư tưởng Hồ Chí Minh : sự kết tinh những giá trị riêng và chung về quyền công dân, quyền con người/ Nguyễn Đình Lộc// Tạp chí Nghiên cứu Con người._Số 4, 2003. (29/11/2010)

Nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và  quyền con người, quyền công dân nói riêng thì phải thấy ở đây cả những giá trị tinh hoa, truyền thống của văn hoá dân tộc mang sắc thái phương Đông, phản ánh đời sống tâm linh đặc thù trong trường kỳ dựng nước và giữ nước của cả cộng đồng dân tộc. Quyền công dân, tuy là một khái niệm, phạm trù cận hiện đại nhưng trong khuôn viên của từng quốc gia, từng dân tộc nó vẫn mang dấu ấn rất đậm nét của truyền thống văn hoá, lịch sử.

Giới thiệu bài: Đa dạng văn hóa vì phát triển con người bền vững/ Phạm Minh Hạc// Tạp chí Nghiên cứu Con người._Số 4, 2003 (29/11/2010)

Bài viết đưa ra những luận chứng khoa học làm rõ tính đa dạng văn hóa vì phát triển con người bền vững

Giới thiệu bài: Mấy tương quan đáng chú ý trong triết lý nhân sinh người Việt (Tình và tài, tình và nghĩa, tình và lý)/ Hoàng Ngọc Hiến// Tạp chí Nghiên cứu Con người._Số 3, 2003 (28/11/2010)

Bài viết đi sâu phân tích mối tương quan giữa tình và tài, tình và tiền, tính là lý. Đó là một vài tương quan đáng chú ý trong triết lý nhân sinh người Việt.

Giới thiệu bài: Việt Nam trong quan hệ với Đông á và giá trị Đông á qua tiến trình lịch sử/ Phan Huy Lê/ Tạp chí Nghiên cứu Con người._ số 3, 2003. (28/11/2010)

Việt Nam là một quốc gia thuộc Đông Nam Á không chỉ về vị trí địa lý mà cả về cơ tầng văn hoá nhưng từ khá sớm Việt Nam đã nằm trong khu vực ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa, từ đó tạo ra sự phân hoá nhất định với thế giới Đông Nam Á chịu ảnh hưởng văn minh Ấn Độ và cũng từ đó, Việt Nam mang nhiều nét tương đồng của thế giới Đông Á.

Giới thiệu bài: Khoa học thống nhất về con người từ dự báo của Các Mác năm 1844 đến khoa học nhân học hiện nay/ Hồ Sĩ Quý// Tạp chí Nghiên cứu Con người._Số 3, 2003 (28/11/2010)

Trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, Mác có một nhận định nổi tiếng về mối quan hệ giữa các khoa học tự nhiên với các khoa học về con người mà sau này giới lý luận, người đánh giá cao thì xem đó là một tiên đoán khoa học, người đánh giá thận trọng hơn thì nhìn nhận như là một “châm ngôn” dự báo về xu hướng phát triển của khoa học.

Các tin cũ hơn.............................